Bệnh ho là căn bệnh mà bất kì trẻ sơ sinh nào cũng gặp phải. Đối với trẻ sơ sinh cơ thể yếu ớt sức đề kháng mỏng manh chỉ cần trái gió trở trời thì bé dễ bị nhiễm ho là điều khó tránh khỏi. Nhiều lúc thời tiết rơi vào mùa lạnh bé bị ho liên tịc vừa ho 10 ngày mới hết vài hôm thì lại nghe con ho. Bệnh ho được xem như là nỗi ám ảnh của các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Vì khi bé bệnh, ho khó chịu đôi khi uống được ly sữa ho 1 cái lại ọc ra hết, hoặc khi đang ngủ con ho quá ko ngủ được lại khóc vì đau thì ba mẹ cũng lòm còm dậy ẳm ru cho con. Vậy có cách nào trị ho an toàn và hiệu quả cho bé. Cùng mình tìm hiểu một số cách đơn giản và hiệu quả sau đây nhé:
Bổ sung chất để năng cao sức đề kháng
Trước tiên muốn bé ít bệnh và có sức khoẻ thì mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên bổ sung những thực phẩm có màu xanh đậm, sữa chua, các loại trái cây nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh... Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung chất kẽm để giúp bé ăn ngon và hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Việc bé uống thuốc nhiều sẽ làm cho trẻ biếng ăn nên các bác sĩ hay kê thêm Kẽm giúp bé kích thích phản xạ ăn ngon của bé, hấp thu chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khoẻ mạnh tăng sức đề kháng.
↑Chưng lê tắc đường phèn theo trên mạng
Cách này vô cùng hiệu quả, không những với trẻ em và cả với người lớn.
Khi bé vừa ho một ít mẹ có thể áp dụng theo phương pháp các bài thuốc dân gian để sử dụng cho bé. Các mẹ hay truyền tai nhau phương pháp chưng lê, tắc, mật ong, đường phèn cho bé giảm ho. Mẹ có thể chưng mỗi ngày 1 quả cho bé uống. Phương pháp này có thể giảm ho hiệu quả với những bé vừa ho, mẹ làm trong 1 tuần có thể bé sẽ hết mà không cần dùng thuốc. Mình chia sẻ công thức bên dưới cho mẹ tham khảo nhé:
Nguyên liệu
- 1 quả lê
- 1 quả tắc
- 1 cục đường phèn nhỏ đập nát
- 3 muỗng cafe mật ong
- Ít nước lọc
- 1/2 củ gừng
Cách làm
Mẹ gọt phần đầu quả lê nạo phần ruột bên trong tạo thành một phần rỗng.
Thái quả tắc thành lát nhỏ như hình và cho đường phèn, gừng lần lượt vào bên trong.
Đổ ít nước 1 chút vào và 3 muỗng cafe mật ong cho vừa 1/2 quả lê xong mẹ ụp phần nắp quả lê lên trên đậy lại.
Bỏ lê vào 1 cái chén giữ cho ko bị lật khi đun, nấu cách thuỷ với lửa nhỏ trong 60p. Mẹ cho bé uống hết từ từ trong ngày, mỗi ngày làm 1 quả.
=> cách này là cách đọc trên mạng, và làm theo, các bạn đọc tiếp ở dưới để xem cách là ga chống thấm LoveMama thường xuyên áp dụng cho bé hiệu quả nhất, theo kinh nghiệm nuôi bé.
↑Chưng lê tắc đường phèn theo kinh nghiệm nuôi con hiện 4 tuổi
Theo phương pháp trên mạng cần phải có trái lê, nhưng kinh nghiệm mình là ba mẹ 4 năm cho thấy, không phải lúc nào cũng có lê trong nhà.
Ga chống thấm LoveMama thường mua tắc, gừng cho vào tủ lạnh ngăn đông, và đường phèn cho vào ngăn mát, khi nào bé bị ho đau hong cho uống ngay như sau rất hiệu quả, 4 năm trời bé mình hầu như khá ít uống thuốc kháng sinh ho, chỉ bị viêm amidan mới phải uống kháng sinh kết hợp và rất nhanh khỏi bệnh cho bé.
Phương pháp này áp dụng được cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, hiểu quả rất tốt cả nhà nhé.
Nguyên liệu
- 3 quả tắc (lựa tắc sắp chín, vừa có màu xanh, vừa có màu vàng nhạt, để không bị đắng cho bé dễ uống)
- 3 muỗng cafe mật ong (Mật ong nguyên chất 100% nhé)
- 1/4 củ gừng nhỏ như hình dưới.
- 1 cục đường phèn nhỏ đập nát (hoặc để nguyên)
- Ít nước lọc
- 1 chén/bát nhỏ dùng để hấp.
- 1 muỗng dùng để đong, định lượng.
- 1 xông, nồi để hấp nguyên liệu.
Phân tích nguyên liệu
- Quả tắc: vitamin C, tính mát, sát khuẩn, giảm ho, tiêu đờm.
- Mật ong: làm dịu cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.
- Gừng: chống phiêm, giảm đau nhẹ, tốt tiêu hóa, giảm ợ chua, ợ hơi.
- Đường phèn: tính mát, thanh nhiệt, bổ thận, thơm nhẹ, tạo ngọt giúp bé dễ uống.
- Ít nước lọc: hoa tan dung dịch, vì bé còn nhỏ, cổ họng còn mỏng, không uống được nguyên chất mật ong, tắc, gừng, nên phải hòa tan thêm ít nước vào cho lỏng.
- Muỗng: dùng để dong cho đúng định lượng, nếu đong sai, nguyên liệu làm ra có thẻ quá sệt, hoặc quá lỏng, và không đảm bảo chất lượng cho bé yêu.
Cách làm
- Quả tắc: thái từng lát, bỏ hạt đi (bỏ hạt để không bị đắng)
- Đường phèn: để nguyên hoặc đập nhỏ ra (mình hơi làm biếng, để nguyên luôn, vì tý hấp nó cũng tan ra thôi)
- Gừng: thái theo từng lát nhỏ như hình.
- Dùng muỗng đong 4 muỗng nước đun sôi để nguội, cho vào chén.
- Bước quan trọng chúng ta bỏ các nguyên liệu gồm: tắc, đường phèn, gừng vào chèn mới đong 4 muỗng nước vào với nhau. (lưu ý: không bỏ mật ong nhé, đọc tiếp để biết cho mật ong vào lúc nào)
Tại sao không bỏ mật ong vào hấp: mật ong khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trên 40 độ C trở lên hay bị hấp, đun nóng, mật ong sẽ biến đổi, mất chất, các vitamin sẽ bị mất, và có thể biến đổi thành chất khác, gây tác dụng phụ không tốt cho bé và không có tác dụng gì cả, cực kỳ không tốt khi đun nóng mật ong nhé cả nhà.
- Sau khi cho nguyên liệu gồm: 4 muỗng nước, 3 quả tắc thái nhỏ, gừng lát, đường phèn vào chén/bát (không đổ mật ong vào hâp).
- Chúng ta lấy 1 nồi nước đổ vào 1/2 nước so với chén nguyên liệu, và cho chén nguyên liệu vào nồi nước, đạy/đóng nắp nồi lại để hấp.
- Đun lửa lớn cho nước trong nổi sôi, sau khi nước trong nồi sôi, chúng ta cho lửa thật nhỏ lại và bắt đầu hấp nguyên liệu trong 45 phút đến 60 phút (45 hay 60 phút tính từ lúc nước trong nồi sôi)
- Sau khi hấp xong 45 phút, chúng ta tắt bếp, mở lắp nồi ra đợi cho nguyên liệu bên trong hấp giảm xuống nhiệt độ dưới 40 độ C (nhiệt độ tốt nhất 35 độ C, nếu không có máy do, ta thấy nước ấm uống được là được)
- Sau khi nguyên liệu đã giảm xuống dưới 40 độ C hoặc nước đã ấm uống được rồi: ta bắt đầu lấy mật ong, đổ vào nguyên liệu 3 muỗng mật ong nguyên chất (hoặc 4 muỗng tùy vào mật ong bạn có sệt hay lỏng, vì nhiều loại mật ong nước khá lỏng) sau đó khuấy đều và cho bé uống.
- Cho bé uống nguyên liệu vừa làm xong: cho bé uống 1 muỗng hoặc 5ml / 1 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng đồng hồ. Uống sau bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. (trong nguyên liệu có các chất sát khuẩn nên uống sau bữa ăn để bảo vệ dạ dày bé tốt hơn)
=> đây là cách mình áp dụng cho bé từ 0 tuổi nay đã 4 tuổi (hiện tại update bài viết 25/03/2023) bé của mình khá mau khỏi đau họng, rát họng, ho, ngứa họng, các mẹ kết hợp thường xuyên xịt mũi, rửa tay, không cho bé ngậm tay để giúp bé mau hết bệnh nhé.
KẾT QUẢ
Với người lớn chúng ta có thể lấy vỏ tắc sau khi hấp xong, dùng để ngậm và ăn để tăng hiệu quả hơn, với các bé thì hơi khó để bé ăn vỏ tắc này vì nó sẽ hơi đắng nhẹ, khó ăn đối với trẻ, nên với trẻ nhỏ chúng ta chỉ cho uống nước nguyên liệu là được rồi.
↑Dùng dầu massage cho bé
Dùng dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp để không quá cay so với bé. Mẹ xoa đều dầu vào lòng bàn tay, bàn chân cho con xoa đều rồi masaage cho bé. Xoa nhẹ nhàng chậm rãi từ gót chân đến ngón chân có tác dụng trị ho cho bé khá hiệu quả, mẹ nên masagae vào ban đêm trước khi bé đi ngủ giúp cho bé ngủ ngon.
↑Thuốc ho Prospan
Việc lạm dụng thuốc khi để cắt cơn ho của bé dễ làm ức chế hệ thần kinh đang phát triển của trẻ, bên cạnh đó gây buồn ngủ và gây rối loạn thị giác đối với trẻ nhỏ. Nếu bé bị ho nhiều không thể dùng phương pháp dân gian mẹ có thể sử dụng thuốc ho Prospan được làm từ Lá thường xuân có tác dụng kháng viêm, long đờm, giãn phế quản điều trị ho từ từ mà không gây ức chế thần kinh của bé. Mình hay sử dụng loại này vì thấy hiệu quả.
Các mẹ đi khám bác sĩ thường được phát cho các bịch thuốc nước trị ho cho bé, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ có thể đổi quả thuốc ho Prospan không để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Link tham khảo thuốc: https://www.healcentral.org/prospan/
↑Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé
Tai mũi họng thường đi chung với nhau, bé bị sẽ bị chảy mũi hoặc đau họng đi kèm, vì vậy khi bé ho các mẹ nên vệ sinh mũi thường xuyên cho bé. Làm sạch mũi giúp đường hô hấp bé sạch sẽ không viêm và giúp bé thoải mái tránh bị chảy mũi đi kèm.
Mình sử dụng nước xịt mũi muối biển Sterimar cho bé vì tiện dụng và hiệu quả, sản phẩm có hình cá heo xanh (ấn xịt nhẹ nhàng, giá trên 100K tùy hàng của nước nào sản xuất) các mẹ nếu đi khám ở các bệnh viện lớn thường được bác sĩ kê cho loại nước xít mũi này (đặc biệt ở BV sinh đẻ như Hùng Vương, Từ Vũ,.. mình thấy 100% bác sĩ kê bình này) Khi bé có triệu chứng ho hay hắt hơi thì 3 - 4 tiếng mình sẽ vệ sinh cho 1 lần. Mỗi lần xịt xong thấy bé thoải mái hơn vì cảm giác sạch sẽ.
Các mẹ thường xuyên vệ sinh mũi bên trong cho trẻ, vì trẻ bị sổ mũi mỗi tối ngủ dậy thường có cứt mũi bên trong, nếu không vệ sinh sạch, vi khuẩn cũng tích tụ ở mũi gây trẻ lâu hết bệnh.
Trên đây là 5 cách giúp bé nhà mình trị ho nhanh và hiệu quả các mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Đối với trường hợp bé ho kèm theo sốt hơn 38,5 độ hoặc các triệu chứng khác các mẹ nên cho em đi khám bác sĩ để được hướng dẫn và thăm khám kịp thời.
di chuyển lên đầu bài viết ↑