Thai giáo là phương pháp được áp dụng hầu hết ở các nước hiện nay nhằm giáo dục và giúp trẻ tiến bộ hơn trong cuộc sống thời kỳ phát triển, thai giáo giúp trẻ khỏe mạnh, thông minh, năng động hơn, hiểu rõ và thai giáo đúng cách không phải bậc cha mẹ nào cũng biết và áp dụng đúng cách.
Thai giáo là gì?
Thai giáo là quá trình giáo dục từ lúc trước khi mang thai cho tới khi bé chào đời và được giáo dục tốt, thai giáo là sự kết hợp hài hòa giữa sinh tốt, chăm sóc mẹ bầu tốt, chăm sóc trẻ tốt, giáo dục trẻ tốt để đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các trẻ không được thai giáo.
Thai giáo đúng cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn, các chỉ số IQ và EQ phát triển ngay từ trong bụng mẹ, kích thích trí não bé phát triển khi chưa chào đời.
Thai giáo đúng cách còn giúp trẻ phản xạ tốt hơn, tư duy sáng tạo về mọi mặt như màu sắc, hội họa, ngôn ngữ, giác quan, các nếp sống sinh hoạt ăn ngủ nghỉ vượt trội tốt.
Ngoài giúp cho trẻ phát triển tốt, thai giáo còn giúp mẹ bầu giảm thiểu tốt đa ốm ngén, mẹ bầu không bị tăng cân đột ngột,...
Quá trình thai giáo như sau:
↑3 tháng trước khi mẹ mang thai
3 tháng trước khi chuẩn bị mạng thai cha mẹ nên thực hiện theo các bước sau
Ghi nhớ 3 tháng trước khi mang thai
Các mẹ nên tiêm phòng Sởi, Quai bị, Rubella và Cúm (tiêm trước 3 tháng mới được mang thai).
Các mẹ nên khám sức khỏe tổng quát
Bố mẹ nên chăm sóc sức khỏe và giữ tinh thần thật tốt
Vợ chồng luôn gần gũi yêu thương để giữ tinh thần hạnh phúc
Và chuẩn bị thật kĩ tâm lí chuẩn bị đón bé chào đời
Lưu ý trong 3 tháng trước khi mang thai
Trong thời gian tiêm phòng, không được mang thai, phải đợi đủ 3 tháng mới được quan hệ mang thai.
Tuyệt đối mẹ đông được uống thuốc kháng sinh khi chuẩn bị có em bé.
Nên tránh xa môi trường sống và làm việc có các tác nhận độc hại: khói thuốc lá, hóa chất, niễm virut...
Ba mẹ đừng nên cho rằng việc có con là việc hoàn toàn tự nhiên và không cần chuẩn bị gì. Việc có con là việc thiêng liêng và cần có rất nhiều sự chuẩn bị.
↑Tháng đầu mang thai (tuần 1-4)
Tuần 1 và 4 các mẹ chú ý các điều kiện sau
Ghi nhớ tuần 1-4
Thai phụ đi khám thai và phải tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về việc ăn uống nghỉ ngơi, sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ
Thai phụ nên lao động vừa sức và nghỉ ngơi hợp lí
Giai đoạn này mẹ nên áp dụng phương pháp thai giáo qua tác động của 5 giác quan.
Mẹ nên ít đi lại, hạn chế di chuyển và không tự đi xe để đảm bảo an toàn.
Lưu ý tuần 1-4
Tháng đầu mang thai mẹ nên hạn chế ăn những đồ ăn có vị cay, quá chua hoặc quá nhiều gia vị.
Mẹ không được uống những thức uống có chất có nồng độ cồn như rượu, bia và các loại đồ uống có chất kích thích như cafe và nước ngọt.
↑Tháng thứ 2 (tuần 5-8)
Tuần của cảm xúc khó khăn thời kỳ đầu mang thai
Ghi nhớ tuần 5-8
Luôn luôn giữ trạng thái cân bằng vui vẻ và hạnh phúc
Nếu mẹ đang bị ốm nghén nên tìm cách khắc phục và các vấn đề về tâm lí tiêu cực
Mẹ nên nghe nhạc trong suốt thời kì mang thai
Lưu ý tuần 5-8
Mẹ không nên để tâm trạng mình bực bội và không nên lớn tiếng hay tranh cãi với người khác làm cho tâm trạng không thoải mái.
↑Tháng thứ 3 (tuần 9-13)
Tuần hoạn thiện của bé
Ghi nhớ tuần 9-13
Tháng này mẹ nên khám thai kĩ
Xét nghiệm và tầm soát dị tật thai nhi theo yêu cầu của bác sĩ
Lưu ý tuần 9-13
Mẹ không nên ăn những món ăn có nhiều chất gây béo phì
↑Tháng thứ 4 (tuần 14-17)
Thời kỳ đầu của cảm xúc
Ghi nhớ tuần 14-17
Thời gian thai kì mẹ nên nói chyện với bé nhiều
Ba nên mát-xa bụng nhẹ nhàng cho cho mẹ
Vợ chồng thường xuyên đi dạo
Mẹ nên thường xuyên xem tranh ảnh và ngắm nhiều cảnh đẹp
Lưu ý tuần 14-17
Tháng này mẹ nên tập trung nhiều nước để có đủ nước ói cung cấp cho bé yêu
↑Tháng thứ 5 (tuần 18-22)
Thời kỳ vận động của trẻ
Ghi nhớ tuần 18-22
Mẹ nên cho bé nghe nhiều bài hát, thơ và truyện
Tập cho bé vận động trong bụng mẹ
Ba mẹ giúp thai nhi di chuyển thao tay của mình và chơi đùa cùng thai nhi.
Lưu ý tuần 18-22
Mẹ nên đi khám thai định kì và theo dõi thai máy thường xuyên cho bé
↑Tháng thứ 6 (tuần 23-27)
Hiểu rõ mọi công việc mẹ đang làm
Ghi nhớ tuần 22-27
Nên dạy trẻ ngôn ngữ khi còn nằm trong bụng để khi chào đời bé có khả năng ngôn ngữ tốt hơn
Luôn trò chuyện cùng bé khi bé trọng bụng mẹ
Các mẹ nên tập thể dục theo hướng dẫn các bệnh viện và các trung tâm luôn có những lớp hướng dẫn mẹ bầu để giúp việc sinh đẻ dễ dàng hơn.
Lưu ý tuần 22-27
Thai nhi cũng khá lớn mẹ nên hạn chế việc vận động quá sức để đảm bảo sức khỏe
↑Tháng thứ 7 (tuần 28-31)
Dữ sức khẻo thật tốt chăm chỉ nghe nhạc đọc sách
Ghi nhớ tuần 28-31
Khi này đã biết giới tính của bé, ba mẹ nên đặt tên cho bé và gọi bé mỗi ngày
Mẹ nên ghỉ ngơi hợp lí và giữ gìn sức khỏe không để bị bệnh
Thường xuyên đọc sách, ghi ngủ chúc bé ngủ ngon, giao tiếp với bé hằng ngày.
Lưu ý tuần 28-31
Do đã cận những tháng cuối nên mẹ cũng nên thận trọng trong việc mát xa bụng và xoa bóp đầu vú
↑Tháng thứ 8 (tuần 32-35)
Ghi nhớ giọng bố mẹ
Ghi nhớ tuần 32-55
Tháng này bé đã phát triển hầu như hoàn thiện ba mẹ cần tâm sự với bé thật nhiều để bé nghe được giọng và thân thuộc với bố mẹ
Lưu ý tuần 32-35
Tháng này nhiều bé có tinh nghịch đòi ra sớm hơn ngày dự sinh nên mẹ phải cẩn thận trong việc đi lại tuyệt đối an toàn và nhẹ nhàng
↑Tháng thứ 9 (tuần 35-40)
Sẵn sàng tâm lý chào đời
Ghi nhớ tuần 35-40
Lúc này ba mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lí cho sự ra đời của bé yêu
Tháng này bụng mẹ tương đối to nên di chuyển và làm việc khá khó khăn bố nên quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn
Ba nên luôn chú ý sự an toàn cho mẹ và bé
Sau khi sinh bé nên giáo dục con và tiếp tục dạy con thông qua 5 giác quan của bé.
Lưu ý tuần 35-40
Bé chào đời mẹ nên cho bé bú sữa mẹ sớm vì sữa mẹ là sữa an toàn và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nên tìm hiểu các phương pháp trị ho cho bé, chị sổ mũi cho bé khi bé mắc phải bệnh, không nên cho bé uống thuốc kháng sinh nhiều.
Ngoài ra cần bổ sung thêm cách trẻ sơ sinh tắm mấy lần 1 ngày, trẻ sơ sinh nằm gối có được không? kiêng kị sau khi sinh là gì? cách cai sữa cho bé là gì? lựa chọn các sản phẩm sinh hoạt cho bé như ga chống thấm và đồ chơi nào phù hợp cho trẻ theo từng giai đoạn, phải tìm hiểu từ từ hết các kiến thức này.
di chuyển lên đầu bài viết ↑