Giỏ hàng đã đặt
Trạng tháiKhông có sản phẩm nào!
Tạm tính: 0 ₫ Xem giỏ hàng

Vải Lụa là gì? Vải Thun Lụa là gì? Nguồn gốc, ưu nhực điểm của Lụa?

- Góp ý:

, Sửa: , 13 phút đọc

(2 đánh giá)

Vải lụa là gì? vải thun lụa là gì? nguồn gốc xuất xứ của lụa ở đâu? mua vải thun lụa và lụa ở đâu tốt và uy tín nhất sẽ được LoveMama giải thích hướng dẫn chi tiết ở bài này giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về đặc điểm nổi bật cũng như ưu nhược điểm của dòng vải thun lụa hiện nay tại thị trường Việt Nam.

Với tiêu đề vải thun lụa là gì? thì trước tiên chúng ta cần hiểu rằng vải thun lụa và vải lụa là 2 dòng vải khác nhau về cấu tạo cũng như chất liệu. Chúng có nhiều đặc tình giống và khác nhau sẽ được LoveMama làm rõ ở bài viết này 1 cách chi tiết.

Vậy, vải lụa là gì? thun lụa là gì? cùng LoveMama tìm hiểu chi tiết nhé.

Vải lụa là gì?

Vải Lụa là một loại vải có bề mặt vải siêu mịn, mỏng, rất bóng sáng, vải lụa rất nhẹ và khá bên, chắc chắn, sản phẩm làm từ vải lụa giúp người mặc tăng sang trọng và quý phái, ngày xưa vải lụa được Vua Chúa xài rất nhiều và được coi là sản phẩm của tầng lớp thượng lưu.

Vải Thun Lụa là gì? Nguồn gốc, ưu nhực điểm, mua ở đâu giá tốt nhất?
Vải Thun Lụa là gì? Nguồn gốc, ưu nhực điểm, mua ở đâu giá tốt nhất?

Cấu tạo vải lụa?

Vải lụa được dệt từ tơ và loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm.

Chúng ta nuôi tằm, sau đó thu hoạch lấy tơ xe thành sợi dệt thành Lụa, phương pháp dệt sợi vải có cấu trúc dạng lăng kính hình tam giác, nên vải lụa có độ sáng cao, bóng rất nhiều, có thể phản chiếu ánh sáng khi bị chiếu vào.

Lụa cao cấp thượng hạng được làm từ nguyên liệu tự nhiên như sau: tơ được tạo ra bởi một loại sâu bướm không thể nuôi được như dâu tằm (sâu bướn chứ không phải từ dâu tằm), chính vì tự nhiên chứ không thể nuôi được nên sản phẩm lụa tự nhiên có sản lượng cực kỳ ít và quý hiểm, sản phẩm lụa tự nhiên ngày xưa được sử dụng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, sau đó đươc du hành qua các nước Châu Âu.

Lụa cao cấp làm từ sâu bướm tự nhiên khác lụa làm từ tơ tằm và có giá thanh cao hơn rất nhiều vì: khi loại bướm này nở sớm hoặc muộn có thể làm hỏng kén, gây ra sợi tơ dài hoặc ngắn tùy vào tự nhiên nở của loại sâu bướm này, và tạo được tấm vải từ loại sâu bướm này khá tốn thời gian và thu thập. Ngoài ra sản phẩm lụa từ tơ tằm được nuôi, chúng được nhúng nhộn vào nước sôi trước khi bướm hình thành hoặc chúng được xâu lại thành từng chuỗi kim nên kén của chúng còn nguyên vẹn tạo ra sợi tơ dài liên tục không bị đứt quãng. Chính vì sợi tơ tằm không bị đứt quãng và sợi tơ rất dài, nên sản phẩm làm từ tơ tằm có độ bên cao hơn sợi tơ tự nhiên từ sâu bướm, lụa sâu bướm tự nhiên cũng khó nhuộm màu hơn tơ tằm.

Đặc tính vật lý của lụa: Vải lụa với mặt cắt nang sợi tơ có hình dạng tam giác với các góc tròn, nên khi ánh sáng rọi vào có vẻ óng ánh tự nhiên, sáng bóng. Khi cầm trên tay sẽ cảm giác được sự mịn và mượt của vải lụa.

Quy trình ra vải lụa như thế nào?

Quy trình ra 1 tấm vải lụa tơ tằm rất kỳ công từ khâu trồng dâu -> Nuôi tằm - > Ươm tơ - > Kéo sợ tơ từ kén tằm và dệt thành tấm vải lụa. Để hiểu rõ hơn các bạn đọc tiếp bài viết của ga chống thấm LoveMama nhé.

Trồng và chọn cây dâu tằm lấy lá cho dâu ăn

Nuôi dâu tằm lấy tơ
Nuôi dâu tằm lấy tơ
  • Để có được tơ tằm việc đầu tiên phải trồng được cây dâu tốt, việc trồng cây dâu được lựa chọn khá kỹ càng, vì cây dâu chỉ sống và phát triển tốt trên đất có độ PH từ 6.5 -> 7.
  • Đất để trồng cây dâu có độ mặn thấp, môi trường ổn định, mát mẻ, không được cao quá 40 độ C (cây sẽ héo chết) và không được thấp hơn 0 độ C (cây ngừng phát triển)
  • Vị trí trồng cây dâu có ánh sáng tốt, thời gian chiếu sáng liên tục từ 10 đếm 12 hoặc hơn càng tốt để lá dâu to và dày.
  • Thời gian thu hoạch được lá dâu cho tằm ăn rơi vào khoảng từ 4 đến 6 tháng, thu hoạch lá dâu từ trên ngọn xuống dưới. Với tằm to sẽ ăn lá cứng, còn tằm nhỏ ăn lá mềm ở trên.
  • Chính vì điều kiện thời tiết cần được ổn định và mát mẻ ôn hòa nên 80% lượng dâu tằm tại Việt Nam được trồng và thu hoạch tại khu vực Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, nơi có thời tiết mát mẻ trung bình 22 đến 24 độ C, gió hướng đông bắc với 6km/h, độ ẩm 79%.

Nuôi tằm

  • Tằm sống phát triển tốt nhất ở nhiệt độ thời tiết từ 20 độ C dến 30 độ C. Nhiệt độ thấp hơn 20 độ C và cao hơn 30 độ C sẽ làm chất lượng sợi tơ kém đi rất nhiều, việc chọn và duy trì nhiệt độ giúp sợi tơ chắc chắn và chất lượng cao hơn.
  • Mỗi con tằm sẽ lột xác 4 lần, 4 lần lốt xác này là thời gian tằm ngủ. Thời gian nhả tơ thường từ 25 đến 30 ngày kể từ khi bắt đầu nuôi.
  • Tằm phát triển tới lúc trưởng thành được chia làm 5 giai đoạn hay còn được gọi là 5 tuổi, cùng 4 lần lột xác: 3 tuổi đầu gọi là tằm Con, từ 4 đến 5 tuổi gọi là tằm lớn, mỗi tuổi của tằm chia làm 2 pha là Pha ngủ và Pha Ăn.
  • Thức ăn của tằm chính là lá dâu được thu hoạch ở trên, cho tằm ăn lá dâu khi vẫn còn nhựa và màu xanh để đảm bảo chất lượng sợi tơ chắc chắn và tốt nhất. Lá dâu được cắt nhỏ vừa phải để cho tằm ăn, và chỉ cho tằm ăn khi còn đang thức, tằm sẽ ăn liên tục và chỉ ngừng ăn trước 2 lột xác (Tằm sẽ lột xác trước khi ngủ 2 ngày) và thời gian tằm ngủ chúng ta sẽ ngừng cho tằm ăn. Tằm ở độ tuổi 5 là giai đoạn tằm ăn nhiều nhất với 80% lượng thức ăn của các tuổi khác cộng lại.
  • Tằm sẽ lột xác 4 lần và sau đó tằm sẽ ăn lá dâu rất nhiều để đóng Kén tạo ra Kén. Thời gian này thường rơi vào tuần thứ 3 kể tử lúc nuôi, tằm sẽ phát triển với kích thước tối đa với đặc điểm: mình trơn, da tằm căng mỏng, bóng, màu da vàng nhạt và trong suốt. Thời điểm này chính là thời điểm tằm tìm nơi thích hợp để nhả tơ tạo ra Kén.
Quy trình hình thành tơ củ tằm
Quy trình hình thành tơ củ tằm

Ươm kén, Ươm tơ

Tạo kén, ươm tơ, kéo sợi
Tạo kén, ươm tơ, kéo sợi
  • Tại thời điểm tằm tìm nơi thích hợp để nhả tơ tạo ra Kén chúng ta bắt tằm cho lên Né.
  • Né là 1 khung gỗ hoặc tre, nhưng quá trình phát triển cho thấy, khung né làm bằng gỗ vẫn là tốt nhất, khung né tầm khoảng 1mx1m, bên trong khung có nhiều khung ô nhỏ vừa đủ cho tằm ở nhả tơ tạo kén.
  • Tằm sẽ nhả tơ từ bên ngoài tạo khung trước, sau đó từ từ nhả tơ liên tục quấn lấy cơ thể tạo thành kén trong 4 ngày liên tục.
  • Sau khi nhả hết tơ, tằm sẽ nằm yên trong kén để trở thành nhộng. Và đây là thời điểm chín mùi để gỡ kén và đem đi ươm lấy tơ.
  • Sợ tơ được tạo từ protein của tằm, protein được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm, trong thời gian tiết ra protein tằm cũng tiết kèm theo 1 chất lỏng gọi là sericin, sericin kết hợp với protein và không khí sẽ khô cứng lại tạo thành sợi tơ.
  • Sau 1 tuần kể từ ngày bắt tằm cho lên Né, chúng ta sẽ bắt đầu ươm tơ, tơ phải được ươm hết trong 3 đến 4 ngày nếu không nhộng sẽ vũ hóa (thời gian tốt nhất từ 7 đến 10 ngày kể từ ngày bắt tằm lên Né phải ươm tơ chỉ xong), cắn lớp vỏ chui ra. Nếu để nhuộng vũ hóa cắn Kén chui ra thì kén sẽ không con nguyên vẹn, sợ tơ bị đứt

Kéo sợi tơ và dệt thành vải

Dệt tơ thành vải Lụa
Dệt tơ thành vải Lụa
  • Sau khi thu hoạch kén sau 7 ngày cho tằm lên né,  ta thả kén đã thu hoạch được cho vào nồi nước sôi và khuấy nước đều để chất sericin tan ra 1 phần giúp kén mềm hơn và dễ dàng kéo sợi ta ra ngoài.
  • Sợi tơ được kéo ra ngoài được kết hợp lại với nhau từ 8-12 sợi để thành 1 sợi chắt chắn. Tơ kéo ra thành 1 sợi gọi là tơ thô.
  • Từ sợi tơ được kéo ra chúng ta bắt đầu dệt các sợi này lại để tạo thành vải Lụa. Tùy vào nơi nuôi lá dâu, nuôi tằm mà cho ra các sợi tơ và vải lụa có độ bền cũng như bóng, mềm, rủ, óng khác nhau mà giá thành cũng khác nhau.
  • Lụa được kéo từ sợi tơ nguyên bản có màu trắng ngà hay vàng nhạt, hơi tô cứng vì còn chất sericin của tằm, nên sau khi dệt thành vải lụa, chúng ta ngâm lụa trong nước nóng (gọi là truội tơ) để chất sericin hết sạch giúp vải lụa mềm mại hơn.
  • Lụa thành phẩm sẽ được đem đi nhuộm màu và bán tới tay người tiêu dùng để làm các vật dụng như: áo dài, áo sơ mi, khăn, rèm cửa, chăn ga, mềm cao cấp...

Ưu điểm Lụa

  • Vải lụa rất mềm mại, bóng mịn, nhẹ và rất bền vững.
  • Lụa có khả năng cách nhiệt tốt.
  • Mặc mùa hè có cảm giác mát mẻ, thoáng mát.
  • Mặc mùa đông cảm giác ấm áp vì lụa dẫn nhiệt kém.

Nhược điểm Lụa

  • Độ rũ cao nên cần thợ may có tay nghề cao hoặc may quen mới may được.
  • Vải lụa tự nhiên khó nhuộm màu hơn các dòng vải khác
  • Chăm sóc và nuôi tằm khó khăn vì dễ bị côn trùng cắn chết.
  • Gặp mồ hôi nhiều, không giặt kỹ dễ bị ố vàng.
  • Giá thành con khá cao so với tầng lớp trung bình.

Nguồn gốc vải lụa từ đâu?

Trung Quốc

Nghề dệt vải lụa có nguồn gốc đàu tiên ở Trung Quốc rất sớm vào khoảng TCN 6000 năm, nhưng theo 1 số nghiêm cứu chỉ ra rằng chắc chắn loại vải này đã có khoảng TCN 3000 năm.

Ban đầu vải Lụa chỉ dùng để đem tặng, tuy nhiên vì sự sang trọng của loại vải này mà dược các tầng lớp cao ở xã hội Trung Quốc thời đó ư thích và được buôn bán, và vải lụa được lan truyền ra các vùng Châu Á rất nhanh từ Ai Cập, Ấn Độ, Trung Đông, Châu Âu, Bắc Phi,.. thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng.

Vào tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cô học đã phát hiện ra vải lụa đã có nhuộm màu và dệt rất tinh xảo ở 1 ngôi mộ ở Giang Tây, có từ đời nhà Đông Chu, cách đây khoảng 2500 năm.

Trung Hoa cố gắng giữ bí mật của nghề nuôi tơ tằm độc quyền trong thời gian dài, nhưng sau đó bị người Triều Tiên đã học được nghề này và lan rộng ra khắc nơi.

Việt Nam

Theo lịch sử sách còn ghi lại ở làng Cố Đô, huyện Bà Vì thì nghề nuôi tằm, ươm tơ đã có ở thời Vua Hùng Vương thứ 6 do công chúa Thiều Hoa khởi nghiệp.

Trong sử sách Hán Thư còn ghi lại, người Lạc Việt đã biết trồng dâu, nuôi tơ tằm: một năm có 2 vụ lúa và 8 lứa nuôi tằm.

Mua vải lụa ở đâu?

Hiện tại mua vải lụa uy tín tại các địa chỉ sau tại TPHCM:

  • Chợ vải Phú Thọ Hòa, Quận Tâm Phú, HCM.
  • Chợ vải giá sỉ Kim Biên: đường Vạn Tường, P.13, Quận 5, HCM.
  • Chợ vải Soái Kình Lâm: Trần Hưng Đạo B, P.14, Quận 5, HCM.
  • Chợ vải Tân Định: Đường Nguyễn Hữu Cầu, P.Tân Đinh, quận 1, HCM.

Mua vải tại Hà Nội

  • Chợ vải Nành Ninh Hiệp: Làng Nành, Xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.
  • Chợ vải Hà Đông: Lê Lợi, P.Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.
  • Chợ vải Đồng Xuân: P.Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Chợ vải Phùng Khắc Khoan: Bùi Thị Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Chợ Hôm – chợ vải giá rẻ ở Hà Nội: Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Soanh giữa Vải Lụa, Thun Cotton, Thun Lụa

So sánh giữa sản phẩm Vải Lụa, Thun Lụa, Thun Cotton về đặc tính, giá cả, độ mềm mại, độ thoáng mát, độ co giãn,... giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các dòng vải Thun và Vải Lụa

So sánhThun CottonThun LụaVải Lụa
Mềm mạiCaoKémCao
Thoáng mátTrung BìnhTrung BìnhCao
Độ sáng bóngTrung BìnhCaoCao
Thấm hút mồ hôiTrung BìnhKémCao
Độ co giãnTrung BìnhCaoCao
Tuổi thọCaoCaoTrung Bình
Áp dụng choQuần áo, ga giườngQuần áo thể thaoQuần áo sang trọng
Giá ThànhBằng giá Thun LụaBằng giá Thun CottonGiá Cao

Vải Thun Lụa là gì?

Vải thun lụa có thành phần chủ yếu là sợi Polyester, thun lụa là sản phẩm được ưa chuộn rất nhiều trong thời gian gần đây vì đặc tính của vải Thun Lụa không khác Lụa nguyên ngốc từ: độ bóng, mịn, nhẹ, không bị xù lông,..ngoài ra vải thun Lụa còn có thêm đặc tính vô cùng tốt là tính co giãn cao, nhờ sự pha trộn thêm sợi Spandex từ 2% đếm 5%.

Lưu ý:

Thun lụa chỉ là cái tên do người Việt tự đặt trong thời gian gần đây từ năm 2020 trở lại đây vì đặc tính bóng từ vải sau thành phẩm, chứ không phải Thun Lụa là làm từ vải Lụa tơ tằm cả nhà nhé. (cái tên đặt cho sang, dễ bán hàng thôi, chứ giá và đặc tính của Thun Lụa nó khác xa 100% so với Vải Lụa tơ tằm, và nó không phải tên riêng, nên bạn ra ngoài cửa hàng vải hỏi nhiều khi họ không biết bạn đang nói gì đâu đó, đừng có ra ngoài chơ vải tìm mua Thun Lụa là họ cười xỉu hihi, vì loại vải này bạn có thể tự đặt là Thum Bóng, Thun Siêu,... từ nào cũng được chứ không nhất thiết gọi là Thun Lụa)

Thun lụa là gì?
Thun lụa là gì?

Đặc điểm và Cấu tạo vải thun lụa?

Vải thun lụa có thành phần chủ yếu là sợi Polyester, và được pha thêm 2% đến 5% sợi Spandex để tăng độ co giãn.

Với bề mặt sáng bóng, trơn và rất mềm mại, vải thun lụa có khả năng bắt sáng cao, nên được sử dụng may áo đầm, váy, áo dài cho phái nữ. Ngoài ra thun lụa hiện nay còn được sử dụng may đồ trang trí trong gia đình.

Lưu ý:

  • Thun Lụa và Vải Lụa là 2 sản phẩm khác nhau hoàn toàn 100% từ chất liệu tới cấu tạo.
  • Thun lụa chỉ có 1 đặc tính giống với Vải Lụa là: bóng thôi, còn lại thì nó chỉ là 1 loại vải thông thường như vải Vi Bóng, Vải Siêu thôi.

Có nên sử dụng thun lụa trong ga chống thấm?

Nhiều đơn vị đang sử dụng loại thun này để sử dụng làm ga chống thấm vì đặc tính bóng mịn của dòng thun lụa mang lại.

Cảm giác trơn bóng khi sử dụng ga giường nhiều khách hàng thích và sử dụng.

Nhiều ý kiến cho rằng: thun lụa bóng và không mềm mại, không phù hợp làm ga giường, gây khó chịu cho người sử dụng vì độ bóng của sản phẩm mang lại tới giấc ngủ.

Ưu điểm thun Lụa

  • Vải sáng bóng, sờ vào rất mát mẻ, bề mặt không bị xù lông trong quá trình sử dụng
  • Có độ co giãn cao.
  • Thích hợp dùng để làm áo thể thao, áo tập thể dục vì có độ co giãn tốt.
  • Có đầy đủ các đặc tính của vải Lụa nguyên bản, chỉ không mềm mại thoáng mát vì chỉ là vải Thun..
  • Dễ dàng in ấn và có nhiều màu sắc, họa tiết đa dạng phong phú

Nhược điểm thun Lụa

  • Sản phẩm chỉ bóng, chứ không mềm mại và thoáng mát.
  • Khả năng thấm hút mồ hôi kém (kháng nước tốt, nên làm ga chống thấm là sản phẩm tuyệt vời).
  • Vảu thun lụa có nhiều độ dày mỏng khác nhau, nếu không mua quen dễ bị lừa mua phải hàng kém.
  • Tại Việt Nam nhiều công ty dùng sợi Polyester kém chất lượng làm thun lụa, gây không tốt cho người sử dụng.
  • Người Việt thiếu hiểu biết cứ nghĩ, thun Lụa là vải Lụa nên mua với giá cao, thực ra nó cũng chỉ giống như là vải Phi Bóng, Vải Siêu bình thường thôi, nên cần thận mua giá hợp lý, tránh bị lừa.

Sản phẩm làm từ Thun Lụa

Sản phẩm Thun Lụa hay các dòng như Phi Bóng,.. thuộc dòng vải bóng thường được dùng làm áo dài giá rẻ, quần áo thể thao giá rẻ, chăn ga mềm giá rẻ.

Vì đặc tính là Thun không thấm hút mồ hôi và không mề mại thoáng mát, nên dòng thun lụa không được ưa dùng làm các sản phẩm cao cấp mà được dùng làm các sản phẩm giá rẻ dễ tiếp cận người dùng.

Sản phẩm được nhiều đơn vị kém uy tín quảng cáo thần thánh và nhiều khách cứ nghĩ Thun Lụa là Vải Lụa nên đẩy giá lên cao và thổi phồng các đặc tính của nó mang lại.

Lưu ý: Thun Lụa chỉ bóng chứ không mềm mại thoáng mát như Vải Lụa hay Cotton

Mua vải thun lụa ở đâu?

Mua vải thun lụa hiện nay ở HCM khá tốt ở: Chợ vải Phú Thọ Hòa, Quận Tâm Phú, HCM.

Thun lụa may áo dài
Thun lụa may áo dài
di chuyển lên đầu bài viết ↑

Xem: 3479 Cảnh báoBáo cáo nội dung không chính xác


* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    Vải Thun Lụa là gì? 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Vải Thun Lụa là gì?
      T
      Điểm đánh giá: 5/5

      Mình thấy các bạn nữ mặc áo dài lụa rất là đẹp, đúng là sản phẩm cao cấp, nhìn rất sang trọng và đẹp nên được nhiều người ưa thích, sản phẩm của vua chúa ngày xưa mà hihi

      Trả lời Cảm ơn (24)
    • Vải Thun Lụa là gì?
      Y
      Điểm đánh giá: 5/5

      Bài viết rất chi tiết về vải Lụa, cảm ơn ad đã chia sẻ rất hữu ích, chúc ad nhiều sức khỏe để viết nhiều bài hưu ích chia sẻ

      Trả lời Cảm ơn (56)

    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......