Giỏ hàng đã đặt
Trạng tháiKhông có sản phẩm nào!
Tạm tính: 0 ₫ Xem giỏ hàng
  1. Trang chủ
  2. Hỏi đáp
  3. Khác biệt giữa hạt nhựa TPU và TPE, TPR
Câu hỏi của Lê Mỹ Tuyền

Khác biệt giữa hạt nhựa TPU và TPE, TPR cơ bản? giải thích dễ hiểu

, 7 phút đọc

, Sửa:

(2 đánh giá)

Hạt nhựa dẻo TPU và TPE hay TPR không phải ai cũng hiểu rõ về những tác dụng và công dụng của những hạt nhựa này mang lại trong nền công nghiệp chống thấm, đặc biệt khi sử dụng trên vải để làm sản phẩm ga chống thấm. Để giúp quý khách hiểu rõ hơn ga chống thấm lovemama.vn sẽ liệt kê cơ bản sự khác nhau giữa các hạt nhựa này, tránh hiểu nhầm khi sử dụng như sau:

Khác biệt giữa hạt nhựa TPU và TPE, TPR cơ bản? giải thích dễ hiểu
Khác biệt giữa hạt nhựa TPU và TPE và TPR cơ bản? giải thích dễ hiểu nhất

Trước khi đi vào tìm hiểu sự khác biệt, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua đặc tính và cấu tạo của từng nhạt nhựa này như thế nào trước nhé.

Hạt nhựa TPU

Chi tiết về cấu tạo và lợi và hại của hạt nhựa TPU

Hạt nhựa TPU là gì? cấu tạo hạt nhựa TPU?
Hạt nhựa TPU là gì? cấu tạo hạt nhựa TPU?

Hạt nhựa TPU là gì?

TPU là viết tắt của từ Thermoplastic Polyurethane [1] trong tiếng Anh, để dễ dàng gọi hơn thì ở Việt Nam thường gọi là nhựa dẻo TPU hay nhựa nguyên sinh TPU, nhựa dẻo TPU có khả năng đàn hồi và dẻo dai cao, chống pha đập, nên được sử dụng nhiều trong đời sống và y khoa.

Cấu tạo hạt nhựa TPU?

TPU cấu tạo từ polyurethane và một chất đồng trùng hợp khối (block copolymer consisting) bao gồm các chuỗi xem kẽ nhau giữa phân đoạn cứng và mềm, các tỷ lệ này được thay đổi để tạo được vật liệu TPU mềm hoặc cứng theo nhu cầu sử dụng.

TPU có thể được xử lý vô cùng dễ dàng bằng các phương pháp xử lý như: ép phun, ép thổi, ép nhiệt, ép đùng,... sau đó đúc thành các hình dạng theo nhu cầu cần sử dụng vô cùng dễ dàng.

Nhựa dẻo TPU có độ cứng trong khoảng Shore 60-70A hoặc có thể lên tới Shore 70-98A, tỷ lệ co giãn tầm 0,8-1,8%, TPU là loại nhựa dẻo nóng chảy ở nhiệt độ 190°C đến 220°C, có một số nhựa dẻo TPU có nhiệt độ nóng chảy 260°C. 

Nhựa dẻo TPU chịu nhiệt từ -50 độ C đến 80 độ C (nhiệt độ môi trường ngoài), chống oxy hóa.

Công dụng của TPU là gì?

TPU có khả năng chống mài mòn cao, khả năng chịu được pha chạm, bị thủng, va đập mạnh.

TPU có khả năng chống lại dầu, chất hoát học, thủy phân, vi khuẩn và chất dơ, nước vô cùng tuyệt vời.

Hạt nhựa TPU mềm mại, đàn hồi cao, kháng tia UV, truyền hơi ẩm cao nên là vật dụng tuyệt vời làm các sản phẩm chống thấm cho gia đình như: ga chống thấm được gọi là màng TPU chống thấm.

Hạt nhựa TPU là sản phẩm an toàn với môi trường, an toàn cho người sử dụng, không chứa bất kỳ chất độc hại nào bên trong nên được coi là vật liệu an toàn cho mọi nàn da ngay cả nàn da mẫn cảm nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhựa dẻo TPU có thể tái chế sử dụng trở lại hoàn toàn dễ dàng.

Hạt nhựa TPU dùng để làm gì?

Các sản phẩm của hạt nhựa TPU mang lại như:

Làm màng chống thấm cho ga nệm, ga chống thấm, khẩu trang chống thấm (rất tốt trong mùa dịch Covid-19 hiện nay),..

Các sản phẩm khác như: giầy dép, ống dẫn dầu, đây cáp điện,...

Ngoài ra vì là vật liệu an toàn cho người sử dụng nên được sử dụng rất nhiều và hầu hết trong y khoa như các thiết bị y tế.

Hạt nhự TPE

Chi tiết về cấu tạo, lợi và hại của hạt nhựa TPE

Hạt nhựa TPE là gì? cấu tạo hạt nhựa TPE?
Hạt nhựa TPE là gì? cấu tạo hạt nhựa TPE?

Hạt nhựa TPE là gì?

TPE viết tắt của từ Thermoplastic Elastomer [2] trong tiếng Anh, hay còn gọi là nhựa dẻo TPE với các ưu điểm như độ đàn hổi cao, chịu nhiệt tốt, dễ dàng ứng dụng và là sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Cấu tạo hạt nhựa TPE?

Hạt nhựa TPE được sinh ra bằng cách trùng hợp hoặc thêm các gốc olefin (monome ethylene) lại với nhau, với công thức hóa học C2H4 (Ethene). Ziegler-Natta và Metallocene là 2 chất xúc tác dùng để tạo phản ứng tạo ra Polyetylen (PE) sau đó PE được đúc và phủ lên nhau tạo thành TPE (Thermoplastic Elastomer), TPE có thể được đúc bằng PE, PP, PC, PS, ABS,.... hoặc đúc kết hợp với nhau để phục phụ cho các nhu cầu kỹ thuật.

Độ cứng Shore 0-100A, độ dãn 200 - > 1500% so với kích thước, độ bền kéo > 25 và chỉ số tan chảy < 12, hạt nhựa TPE có hình cơ bản là tròn, trụ, elip.

Công dụng của hạt nhựa TPE mang lại?

TPE có tính đàn hồi cao của cao su và độ cứng cao từ nhựa, chịu nhiệt tốt từ -50 độ C đến 120 độ C.

TPE là hạt nhựa dễ dàng ứng dụng cho nhiều loại sản phẩm và có tính an toàn cao vì trong thành phần cấu tạo ra TPE không có chất độc hại nào bên trong.

Độ bên cao, không bị lưu hóa, có thể tái chế sử dụng trở lại.

Hạt nhựa TPE dùng để làm gì?

TPE có những ưu điểm tuyệt vời nên được sử dụng rất nhiều quanh đời sống của chúng ta, tùy vào từng sản phẩm mà chúng được kết hợp tạo ra những sản phẩm theo mục đích sử dụng như:

Bao điện thoại, bàn phím máy tính, điện thoạt, chuột máy tính, linh kiện máy tính,...

Chậu rửa chén, chậu giặt đồ, bàn ghế nhựa, bình giữ nhiệt, các vật dụng trong nhà bếp, khay làm đá tủ lạnh,....

Đồ chơi của bé, búp bê, xe hơi, xếp hình, núm sữa, bình sữa,...

Và rất nhiều sản phẩm khác làm từ nhựa nhẻo TPE quanh đời sống chúng ta.

Hạt nhựa TPR

Chi tiết về cấu tạo, lợi và hại của hạt nhựa TPR

Hạt nhựa TPR là gì? Cấu tạo và cấu trúc của TPR
Hạt nhựa TPR là gì? Cấu tạo và cấu trúc của TPR như thế nào?

Hạt nhựa TPR là gì?

Hạt nhựa TPR viết tắt của từ Thermoplastic Rubber trong tiếng Anh, tên tiếng Việt thường được gọi là cao su nhựa dẻo, hạt nhựa đàn hồi (nhiều đơn vị còn gọi chung nó là hạt nhựa TPE vì đặc điểm tương tự TPE, nhưng cách gọi này là không đúng, vì 2 hạt nhựa này hoàn toàn khác nhau), hạt nhựa TPR có tính năng của cao su lưu hóa ở nhiệt độ thường và tính chất của nhựa khi chúng được đun nóng, sản phẩm làm từ TPR có thể tái tạo sử dụng lại nhiều lần.

Cấu tạo và công dụng hạt nhựa TPR?

Độ cứng của nhựa TPR khá giống với TPE: Shore 0-100A độ dãn 200 - > 1500% so với kích thước, độ bền kéo > 25 và chỉ số tan chảy < 12, hạt nhựa TPR có hình cơ bản là tròn, trụ, elip.

Đúc và thổi nhựa TPR chia làm 2 giai đoạn ép phun vật liệu đơn và thứ cấp, cùng với vật liệu kết hợp như PC, PP, PA, ABS và PS.

Chịu được nhiệt độ -50 độ C đến 70 độ C (nhiều sản phẩm có thể chịu lên tới 80 hay 90 độ C). Chống tia UV tốt, kháng hóa chất tốt.

Chống chịu tốt với thời tiết, chống trầy xước, chống bám bụi, chống bị láo hóa và hư hỏng cao ở nhiệt độ thích hợp.

Dễ dàng tái chế, không chứa chất độc hại, không gây dị ứng cho người sử dụng.

Có tính năng của cao su nên có tính đàn hồi cao, mềm, dẻo và dai.

Nhựa TPR tái chế vô cùng đơn giản vì chúng tự tan chảy ở nhiệt độ cao mà không cần trải qua quá trình lưu hóa phức tạp.

Hạt nhựa TPR dùng để làm gì?

Vì tính đàn hồi và có tính năng của sao su nên TPR được sử dụng nhiều trong đồ dùng nhà bếp, đồ chơi cần mềm mại, thiết bị tập thể dục cần mềm mại, các sản phẩm y khoa cần sự mềm mại, phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử, giầy dép,...

Hạt nhựa nào sử dụng tốt cho ga chống thấm nhất?

Trong ngành công nghiệp may mặc ga chống thấm cotton sử dụng hạt nhựa TPU là tốt nhất vì chúng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các hạt nhựa khác như: tính an toàn cho người sử dụng cao, độ bền cao, độ phản hồi và màng khí cao (không gây hầm, nóng bí cho người sử dụng khi cán lên vải Cotton). Ga chống thấm sử dụng màng TPU là một lựa chọn tuyệt vời cho mọi gia đình trển khắp Thế Giới, màng TPU làm ga chống thấm được sử dụng hầu hết và phần lớn hiện tại.

Hạt nhựa nào tốt nhất?

Trọng 3 hạt nhựa TPU, TPE, TPR hạt nhựa nào cũng có đặc tính riêng của nó, và tùy vào sản phẩm ứng dụng mà chúng đạt hiệu quả cao nhất, và không có sản phẩm nào tốt nhất vì mỗi sản phẩm đều ứng dụng vào các nhu cầu khác nhau mà đặc tính tốt chúng mang lại, nên chọn đúng hạt nhựa để áp dụng vào công dụng của mỗi sản phẩm là tốt nhất.

Sự khác biệt giữa hạt nhựa TPU, TPE, TPR là gì?

Những khác biệt cơ bản giữa hạt nhựa TPU, TPR và TPE như sau:

Hạt nhựa TPUHạt nhựa TPEHạt nhựa TPRKết quả
Độ cứng Shore 70-98AĐộ cứng Shore 0-100AĐộ cứng Shore 0-100AĐộ cứng của TPE và TPR cao hơn TPU
Kháng dầu, chát dơ tốtKháng dầu và chất dơ không tốt bằng TPUKháng dầu và chất dơ không tốt bằng TPUTPU kháng hoát chất tốt nhất
Đàn hổi caoKhông bằng TPUKhông bằng TPUTPU tốt nhất
Hạt trong suốtTrong suốt, màu trắng đục, nhiều màuMàu đen, trong suốt, màu tự nhiênTùy vào nhu cầu
-50°C đến 80°C-50°C đến 120°C-50°C đến 70°CTPE chịu nhiệt tốt nhất
Sử dụng cảm giác mềm mạiKhi sử dụng cảm giác cứng, ma sát hơn TPUKhi sử dụng cảm giác cứng, ma sát hơn TPUCảm giác khi sử dụng thì TPU mềm mại hơn
Độ bền kháĐộ bền trung bìnhĐộ bền trung bìnhTPU bền tốt hơn
Chống báo mòn rất tốtChống bào mòn trung bìnhChống bào mòn trung bìnhTPU tốt hơn
Khi cháy có mùi khétMùi dễ chịuMùi dễ chịuMùi TPE và TPR dễ chịu hơn khi cháy
di chuyển lên đầu bài viết ↑

Tài liệu tham khảo

Danh sách tài liệu bao gồm:

Xem: 10121 Cảnh báoBáo cáo nội dung không chính xác


Khác biệt giữa hạt nhựa TPU và TPE, TPR 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Khác biệt giữa hạt nhựa TPU và TPE, TPR
    KA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Tin rất hưu ích về nhự TPU mà mình chưa biết, cảm ơn shop rất nhiều

    Trả lời Cảm ơn (5)
  • Khác biệt giữa hạt nhựa TPU và TPE, TPR
    TA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Bài viết chi tiết nhất mà mình đọc về các dòng hạt nhựa TPE, TPU và TPR, tiếp tục chia sẻ những bài viết chất lượng như thế này nhé LoveMama

    Trả lời Cảm ơn (5)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......